Giới thiệu gia đình với những người ngoại quốc là chủ đề thường gặp trong các cuộc đàm thoại về tiếng Anh. Để có thể giao tiếp trơn chu, bạn cần nắm được ngữ pháp + bộ từ vựng về gia đình. Vậy em gái, chị gái, em trai, anh trai trong tiếng Anh gọi là gì? viết như thế nào? Sau đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.
Giới thiệu gia đình với những người ngoại quốc là chủ đề thường gặp trong các cuộc đàm thoại về tiếng Anh. Để có thể giao tiếp trơn chu, bạn cần nắm được ngữ pháp + bộ từ vựng về gia đình. Vậy em gái, chị gái, em trai, anh trai trong tiếng Anh gọi là gì? viết như thế nào? Sau đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.
Dưới đây là một số cụm từ vựng tiếng Anh liên quan tới chủ đề gia đình, bao gồm: vợ chồng tiếng Anh là gì, cô, chú, cháu trai, cháu gái trong tiếng Anh... bạn có thể tham khảo thêm để củng cố vốn từ của mình.
- Anh trai trong tiếng Anh: Brother.- Em trai trong tiếng Anh là Younger Brother, Little Brother hoặc Borther đều được.- Chị gái trong tiếng Anh: Sister.- Em gái trong tiếng Anh: Sister hoặc Younger sister.
Toàn bộ từ vựng về chủ đề gia đình trong tiếng Anh sẽ được tổng hợp qua bảng dưới đây, mời bạn đọc tham khảo, ghi nhớ.
Như vậy, quan hệ chị gái, em gái trong tiếng Anh thường sử dụng chung từ Sister còn quan hệ anh trai, em trai tỏng tiếng Anh thường sử dụng từ Brother.
Với giải đáp trên, hi vọng bạn đã biết được em gái, chị gái, em trai, anh trai trong tiếng Anh viết là gì, gọi là gì?
https://thuthuat.taimienphi.vn/em-gai-chi-gai-em-trai-anh-trai-trong-tieng-anh-goi-la-gi-viet-nhu-the-nao-35509n.aspx Bên cạnh cách viết tên em trai, em gái, anh trai, chị gái, Taimienphi.vn còn chia sẻ thêm cách viết công ty cổ phần tiếng Anh là gì giúp bạn đọc biết và viết được công ty cổ phần tiếng Anh là gì nhanh chóng và dễ dàng hơn.
TPO - TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng gọi học trò là con trong trường học chẳng có gì là sai.
Có nên gọi học trò là các con? Mới đây, câu hỏi này được “xới” lên bởi các học giả có tiếng. Họ đưa ra lí lẽ để khẳng định không nên gọi học trò bằng con, bởi không ích lợi về nhiều mặt, trước hết và trên hết, không tốt cho trò.
PGS-TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, “Vấn đề được nêu lên từ lâu rồi. Cách đây gần hai chục năm giới ngôn ngữ học đã bàn đến các cặp xưng hô phù hợp trong nhà trường”.
GS Trần Đình Sử chính là một trong những người “châm ngòi” cho cuộc tranh luận: Có nên gọi học trò là các con, trên facebook hiện nay.
TS. Nguyễn Đức Mậu, Viện Văn học Việt Nam hưởng ứng nhiệt tình, anh đăng dòng trạng thái: “Cực lực phản đối gọi học sinh bằng con”. Trước thái độ của các giáo sư, tiến sỹ, dư luận “nóng” lên.
Về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng, cách xưng hô như vậy có gì là sai.
Ông giáo già như bố tôi 84 tuổi rồi, học sinh hay sinh viên còn bé hơn cả cháu của cụ thì gọi cụ xưng "em" có được không? Giờ ông vẫn đi dạy thì thử hỏi 84 tuổi xưng "em" với học sinh có … nghe nổi không”- TS Hương nêu vấn đề.
TS Hương cho rằng, ngoài trừ học sinh hệ THPT và sinh viên đại học nếu giáo viên trẻ, giáo viên chênh lệch ít tuổi thì khó xưng kiểu như vậy. Tuy nhiên, nếu học sinh lớp 6,7 chẳng hạn, số tuổi giáo viên hơn học sinh cả 10-15 tuổi rồi thì chả nhẽ không xưng con được sao?
TS Hương cho rằng, ở đại học thì dù phong trào ở phổ thông gọi thế nào nhưng sinh viên vẫn gọi thầy/ cô, xưng "em" và không thấy xưng "con" bao giờ.
“Gọi thầy/cô xưng con để bọn trẻ có sự tôn trọng với người giáo dục mình, điều đó có gì là sai”- TS Hương nêu quan điểm.
Cô Đỗ Thị Dung, giáo viên trường THCS Dương Liễu, Hà Nội cho rằng, việc thầy/cô xưng "con" với học sinh là bình thường nếu học sinh còn ở các lớp nhỏ.
Cô Dung chỉ ra, ở lớp cô dạy lớp 6 thì học sinh rất thích xưng con và nói một cách tự nhiên vì chính học sinh cảm thấy có tình cảm với thầy cô giáo của mình. Nhưng đến bắt đầu lên lớp 7 thì rất ít hoặc không có cách xưng hô này nữa.
Cô Dung nói: Tôi vẫn gọi các trò của mình là các con. Bởi, ở các cấp dưới các trò đã quen được gọi như vậy. Khi học sinh lên lớp 6, mới vào trường, vẫn quen cách gọi cũ thì thầy cô gọi “con” để tạo sự thân mật, gần gũi.
“Thực tế, giáo viên và học sinh đến thời điểm nào đó nếu cảm thấy không phù hợp nữa thì sẽ không xưng hô như vậy nữa”- cô Dung nêu quan điểm.
Tại sao lại ấm ức vì việc gọi thế?
TS Vũ Thu Hương cho rằng, kể cả học lớp 10,11 rồi nhưng chỉ cần có số năm công tác từ 5 năm trở lên thì việc xưng "con" với học sinh không có gì là sai cả. Vậy tại sao lại ấm ức vì việc gọi thế.
“Người ta nói cần trọng thầy mới có thể có chữ. Tại sao lại không giữ cách xưng hô trọng lễ nghĩa đó mà phải bẽ chữ, bẻ nghĩa ra”- TS Hương nhấn mạnh.
TS Hương cho rằng, việc gọi cách xưng hô chỉ là “công cụ dạy đạo đức cho trẻ, sao lại tìm cách chặt bớt đi là sao”.
Cô Đỗ Thị Dung cho rằng, bản thân không cần chỉ ra cách xưng hô nên phải thế nào. Thực tế, chính học sinh đến độ tuổi nào đó sẽ bỏ cách xưng hô "con-cô/ thầy" vì xưng hô không còn thoải mái nữa: “Có trường hợp học sinh lớp 8,9 sau khi xưng "con"với cô đã bị bạn bè tẩy chay và nói học sinh đó là đồ điêu vì với các học sinh khác, họ không ai gọi cô thầy như thế nữa, trừ khi muốn nịnh thầy cô”- Cô Dung nói.