Đi Khám Nghĩa Vụ Quân Sự Mang Gì

Đi Khám Nghĩa Vụ Quân Sự Mang Gì

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau:

Hội đồng khám sức khỏe có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định về nhiệm vụ của hội đồng khám sức khỏe như sau:

(1) Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;

- Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).

(2) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;

+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;

+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;

+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;

+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:

+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.

Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự năm 2024 cần mang theo những gì?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT- BYT-BQP quy định khi đi khám nghĩa vụ quân sự cần lưu ý:

- Người khám nghĩa vụ quân sự phải xuất trình:

+ Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;

+ Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì và chế độ như thế nào?

Mặc dù thời gian trong quân ngũ kéo dài 24 tháng có thể lấy đi thời gian và một số cơ hội để phát triển bản thân trong độ tuổi thanh xuân xanh nhưng nhiều thanh niên trong đó có cả những người vừa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, thậm chí cả nữ giới xung phong nhập ngũ.

Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, quyền lợi được quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

Theo đó, trong thời gian tại ngũ:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về).

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).

– Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

* Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền:Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng.

* Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.

* Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ.

Chế độ với thân nhân của những người đang phục vụ tại ngũ được quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2016:

Phụ cấp quân hàm hiện được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau:

– Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng

– Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng

– Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng

– Trung sĩ có hệ số phụ cấp là 0,6 => hưởng mức phụ cấp 894.000 đồng/tháng

– Thượng sĩ có hệ số phụ cấp là 0,7 => hưởng mức phụ cấp 1.043.000 đồng/tháng.

Đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực hiện 02 vòng: Vòng sơ tuyển và Vòng khám chi tiết.

(1) Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã

- Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

+ Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;

+ Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

+ Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;

+ Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

+ Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;

+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe.

(2) Khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện:

+ Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định.

+ Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

+ Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

+ Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe.

+ Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định.

+ Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

+ Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định.

+ Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, theo như quy định nêu trên thì công dân đi khám nghĩa vụ quân sự ở trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện theo 2 vòng khám sơ tuyển và khám sức khỏe chi tiết.

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];