Bước vào trận giao hữu với đội tuyển Việt Nam trên sân nhà, với đẳng cấp vượt trội cùng đội hình đắt giá, các cầu thủ Hàn Quốc sớm cầm nhịp trận đấu. Pha dứt điểm đầu tiên thuộc về đội chủ nhà, với cú sút của Park Yong Woo nhưng bóng đi thiếu chính xác.
Bước vào trận giao hữu với đội tuyển Việt Nam trên sân nhà, với đẳng cấp vượt trội cùng đội hình đắt giá, các cầu thủ Hàn Quốc sớm cầm nhịp trận đấu. Pha dứt điểm đầu tiên thuộc về đội chủ nhà, với cú sút của Park Yong Woo nhưng bóng đi thiếu chính xác.
Làm khách trên sân đối thủ nhiều duyên nợ, Việt Nam nhập cuộc tương đối thận trọng với một đội hình lùi sâu. Hai tiền đạo giàu tốc độ Tuấn Hải và Văn Toàn đá chính và thường xuyên dạt cánh. Hoàng Đức nhô lên, đá như một cầu thủ làm tường. Đây là cách tiếp cận trận đấu mới lạ của HLV Troussier. Ông cũng cất các trụ cột như Tiến Linh hay Quang Hải trên ghế dự bị.
Những phút đầu, Trung Quốc dâng cao tấn công. Họ tạo ra cơ hội đầu tiên khi Fang Hao đưa bóng đi ngang khung thành Việt Nam nhưng Tan Long không đủ sức rướn để chạm bóng. Đội chủ nhà nỗ lực pressing và không ít lần cướp được bóng bên phần sân Việt Nam. Dù vậy, những pha phối hợp của Trung Quốc thiếu đột biến nên không khó để Việt Nam ngăn chặn.
Bên kia chiến tuyến, những pha phối hợp tam giác ở hai biên nhiều lần giúp Việt Nam thoát pressing. Từ đường căng ngang của Tiến Anh, Tuấn Hải có thời cơ dứt điểm trong vòng cấm nhưng sút trúng hậu vệ chủ nhà. Tiền đạo thuộc biên chế CLB Hà Nội có thêm một cơ hội sau pha phối hợp với Việt Hưng và Tuấn Tài ở cánh trái. Anh đi bóng và dứt điểm chệch cột trong gang tấc.
Sau giai đoạn thăm dò ở đầu trận, Việt Nam chơi chủ động hơn và đẩy lùi đối thủ. Khả năng giữ bóng của các học trò HLV Troussier nhỉnh hơn rõ ràng, với thời lượng kiểm soát bóng 65% trong hiệp một. Trước giờ nghỉ, pha xử lý kỹ thuật của Tuấn Anh đưa bóng tiếp cận vòng cấm Trung Quốc nhưng cả anh lẫn Tuấn Hải, Hoàng Đức đều chần chừ không dứt điểm. Việt Nam cũng tấn công đa dạng. Đường chuyền dài từ Hùng Dũng giúp Văn Toàn phá bẫy việt vị để đối mặt thủ thành Yan Junling nhưng pha vẩy má ngoài của anh không trúng tâm bóng.
Sau giờ nghỉ, Việt Nam càng tự tin. Đội chơi trên phần sân đối phương và tạo nhiều hướng xâm nhập bất ngờ vào vòng cấm. Tuy nhiên, trong thời điểm hưng phấn, Việt Nam bất ngờ nhận bàn thua do sai lầm ở hàng thủ. Tiến Anh áp sát không đủ quyết liệt, tạo điều kiện để Liu Yang tạt vào cho Wang Qiuming vô-lê trong tư thế không bị kèm, đánh bại Văn Lâm.
Trong tình cảnh khó khăn, HLV Troussier đặt niềm tin vào các cầu thủ trẻ. Ông tung, Khuất Văn Khang, Hồ Văn Cường, Thái Sơn và trước đó là Đình Bắc vào sân. Đây là những cầu thủ vừa dự Asiad và có phần bỡ ngỡ khi lần đầu tham dự một trận đấu lớn. Vì thế, dù nỗ lực, Việt Nam không còn tạo ra những pha phối hợp giàu tính đột biến như trong hiệp một.
Mặt sân Đại Liên có lẽ sẽ là chủ đề tranh luận sau trận đấu. Không ít lần, cầu thủ hai đội bị trượt ngã hoặc xử lý có phần vụng về do không thể giữ thăng bằng. Tình trạng này cũng khiến va chạm giữa các cầu thủ trở nên quyết liệt hơn. Trong hiệp một, Hoàng Đức phải rời sân để được các bác sĩ chăm sóc. Hậu vệ Hồ Văn Cường thì đổ máu sau pha pha phạm lỗi bạo lực của cầu thủ Trung Quốc và không thể thi đấu tiếp.
Tuy là giao hữu, trận đấu có sự căng thẳng nhất định và trọng tài Hong Kong Woo Chun Sing có phần ưu ái chủ nhà khi nhiều lần bỏ qua những pha phạm lỗi của họ. Phút 87, khi được tung vào chưa đầy 10 phút, tiền đạo Tiến Linh xô xát với Jiang Guangtai sau pha va chạm ở phần sân Trung Quốc. Trọng tài Woo ban đầu rút thẻ vàng cho hai cầu thủ. Nhưng sau khi xem lại VAR, ông thay đổi, phạt Tiến Linh thẻ đỏ trực tiếp vì hành vi bạo lực.
Nhờ lợi thế hơn người, Trung Quốc nhân đôi cách biệt ở phút bù thứ tám. Đường chuyền ngang thiếu lực của Hoàng Đức khiến Duy Mạnh lỡ trớn và bị trượt chân do sân trơn. Tận dụng điều đó, Wu Lei đoạt bóng trước khi đánh bại Văn Lâm trong pha đối mặt. Tiền đạo từng khoác áo CLB Espanyol tại Tây Ban Nha ghi dấu ấn với băng thủ quân trên tay dù mờ nhạt trong suốt hơn 90 phút trước đó.
Bàn ấn định tỷ số 2-0 khiến ban huấn luyện Trung Quốc vỡ oà trong sung sướng. Biểu cảm của họ phần nào thể hiện chiến thắng này quan trọng thế nào với Trung Quốc sau trận thua 1-3 trên sân Mỹ Đình vào ngày mùng Một Tết Nguyên đán đầu năm nay. Tuy thắng, màn trình diễn của thầy trò HLV Aleksandar Jankovic khá nhạt nhòa. Họ chỉ nắm 37% thời lượng kiểm soát bóng và ba lần dứt điểm trúng khung thành, bằng Việt Nam. Trên diễn đàn Weibo, nhiều CĐV Trung Quốc bày tỏ sự thất vọng với những gì đội tuyển thể hiện.
Với Việt Nam, thất bại này mang lại những bài học quý giá để chuẩn bị cho hai trận giao hữu với Uzbekistan vào ngày 13 và Hàn Quốc vào ngày 17/10.
Lần gần đây nhất 2 đội đối đầu với nhau là ngày 1/2/2022 trong khuôn khổ lượt về vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á. Với các pha lập công của Tấn Tài, Tiến Linh và Văn Đức, ĐT Việt Nam do HLV Park Hang Seo dẫn dắt đã đánh bại ĐT Trung Quốc của người đồng nghiệp Li Xiao Peng với tỷ số 3-1. Trước đó ở lượt đi ngày 8/10/2021, Trung Quốc đã thắng Việt Nam 3-2. Hai bàn thắng của ĐT Việt Nam được thực hiện bởi Tấn Tài và Tiến Linh.
Giờ đây mọi thứ đã đổi thay khi người dẫn dắt ĐT Việt Nam là Troussier còn Jankovic được chọn cầm sa bàn của Trung Quốc. Ở những trận giao hữu vừa qua, ĐT Trung Quốc bị chỉ trích thậm tệ khi để Malaysia cầm hoà 1-1 và thua Syria 0-1 ngay trên sân nhà. Trong khi ĐT Việt Nam dưới triều đại mới đã có khởi đầu suôn sẻ khi lượt đánh bại Hồng Kông (TQ) 1-0, Syria (1-0) và Palestine (2-0).
Trước trận giao hữu với ĐT Việt Nam, giới chuyên môn và các CĐV Trung Quốc dự đoán đội nhà sẽ thay đổi được bộ mặt của mình bởi đối thủ được cho là vừa miếng, cùng với sự thay đổi không chỉ trên băng ghế chỉ đạo mà còn cả lực lượng. Cụ thể, đội hình đá chính của Việt Nam đã từng thắng Trung Quốc chỉ còn gần một nửa. Trong khi đó, đội chủ nhà giữ lại đa số lực lượng, chẳng hạn như 2 cầu thủ nhập tịch là tiền đạo Ai Kesen (Elkeson) và hậu vệ Jiang Guangtai (Tyias Browning), thủ môn Yan Junling, hậu vệ Zhang Linpeng, tiền vệ Wu Xi và tiền đạo Wu Lei…
Hai trận giao hữu với Nga và Thái Lan ở LPBank Cup là cơ hội để huấn luyện viên Kim Sang-sik tìm ra bộ khung ưng ý cho Tuyển Việt Nam nhằm chuẩn bị cho Giải Vô địch Đông Nam Á diễn ra vào cuối năm.
Vào hai ngày 5/9 và 10/9 tới, Đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào hai trận đấu trong khuôn khổ Giải Giao hữu Quốc tế LPBank Cup 2024, lần lượt tiếp đón hai đội tuyển khách mời là Nga và Thái Lan trên Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
Những nỗ lực của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cùng các nhà tài trợ đã mở ra cơ hội để "Binh đoàn Rồng Vàng" có những "bài test" chất lượng trong dịp giao hữu FIFA Days tháng 9/2024 nhằm chuẩn bị cho Giải Bóng đá Vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 (tiền thân là AFF Cup) diễn ra vào cuối năm nay (dự kiến khởi tranh từ ngày 8/12/2024).
Đội bóng được đánh giá cao nhất ở Giải Giao hữu Quốc tế LPBank Cup 2024 chắc chắn là Đội tuyển Nga, hiện xếp hạng 33 trên Bảng xếp hạng thế giới FIFA và từng 11 lần góp mặt tại đấu trường World Cup (từng lọt vào tới Bán kết vào năm 1966 và Tứ kết vào năm 2018).
Theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Nga gửi tới VFF, tổng số thành viên của đội tuyển châu Âu sang Việt Nam là 60 người, trong đó có 28 cầu thủ.
Dù vậy, có chút hụt hẫng với người hâm mộ khi những hảo thủ được chờ đợi nhất của "Đội tuyển xứ sở Bạch Dương" đều đã không góp mặt trong chuyến du đấu: có thể kể đến "cây săn bàn" Artem Dzyuba - chân sút số một trong lịch sử Đội tuyển Nga (30 bàn thắng); ngôi sao Aleksandr Golovin hiện đang khoác áo Câu lạc bộ AS Monaco (Pháp); tiền vệ trẻ Arsen Zakharyan (sinh năm 2003) đang thi đấu tại Giải Vô địch Quốc gia Tây Ban Nha (LaLiga) trong màu áo Câu lạc bộ Real Sociedad...
Tuy nhiên, với một số gương mặt đáng chú ý khác như Daler Kuzyaev, tiền vệ trung tâm đang thi đấu cho Câu lạc bộ Le Harve ở Giải Vô địch Quốc gia Pháp (Ligue 1) hay thủ môn Matvey Safonov đang thi đấu cho "Gã nhà giàu nước Pháp" Paris Saint-Germain..., đội tuyển của châu Âu hứa hẹn vẫn sẽ là một đối thủ có đẳng cấp vượt trội về thể chất, thể hình, tư duy chiến thuật và nền tảng kỹ thuật cá nhân đối với cả Việt Nam và Thái Lan.
Trong khi đó, "Voi chiến" Thái Lan là đối thủ đã quá quen thuộc với Đội tuyển Việt Nam ở các giải đấu trong khu vực Đông Nam Á.
Thời gian gần đây, "Đội tuyển xứ chùa Vàng" đã thi đấu khởi sắc, liên tục tích lũy điểm số và vượt qua Đội tuyển Việt Nam (xếp hạng 115 thế giới) để vươn lên dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trên Bảng xếp hạng FIFA (xếp hạng 101 thế giới).
Danh sách Đội tuyển Thái Lan tập trung chuẩn bị cho LPBank Cup 2024 được huấn luyện viên Masatada Ishii công bố vào cuối tháng 8/2024 vốn đã không có sự góp mặt của những tên tuổi đáng chú ý như tiền vệ Chanathip Songkrasin hay tiền đạo Teerasil Dangda.
Theo thông báo của Hội đồng Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF), các trận đấu vòng bảng Giải ASEAN Cup 2024 sẽ khởi tranh từ ngày 8/12/2024 thay vì từ ngày 23/11/2024 như lịch ban đầu.
Đến sát ngày khai mạc giải đấu, thuyền trưởng của Thái Lan tiếp tục thông báo bộ đôi Supachok Sarachat và Supachai Chaided xin rút lui khỏi đội tuyển do không đảm bảo điều kiện về thể chất. Để thay thế, nhà cầm quân người Nhật Bản triệu tập bổ sung hai cầu thủ trẻ là Korawich Tasa (sinh năm 2000) và Kakana Khamyok (2004). Đây đều là những tuyển thủ U23 Thái Lan nhưng mới lần đầu được triệu tập lên đội tuyển quốc gia.
Với đội hình gồm nhiều gương mặt mới, huấn luyện viên Masatada Ishii không che giấu ý định thử nghiệm và phần nào đó là "giấu bài" cho chiến dịch ASEAN Cup 2024 diễn ra vào cuối năm - giải đấu mà Thái Lan đang là Đương kim vô địch.
Trong khi hai đối thủ đều triệu tập những gương mặt trẻ trung, Đội tuyển Việt Nam chọn phương án ngược lại: Phần lớn trong danh sách 26 cầu thủ được huấn luyện viên Kim Sang-sik triệu tập cho LPBank Cup 2024 đều là những cựu binh dàn dày kinh nghiệm, đã quen mặt với người hâm mộ bóng đá nước nhà như Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh, Hùng Dũng, Quế Ngọc Hải, Đặng Văn Lâm...
Theo chuyên gia Đoàn Minh Xương, đây là lựa chọn an toàn và hợp lý của huấn luyện viên Kim Sang-sik trong bối cảnh nhà cầm quân người Hàn Quốc chưa có nhiều dữ liệu về phong độ của các cầu thủ, khi Giải Vô địch Quốc gia V-League 2024-2025 vẫn chưa khởi tranh.
"Qua hai trận đầu cầm quân, huấn luyện viên Kim Sang-sik đã mang đến những hy vọng cho người hâm mộ qua một lối chơi hiện đại, chuyển trạng thái nhanh từ phòng ngự sang phối hợp tấn công, thay vì chỉ thiên về phòng thủ. Đối đầu với hai đội tuyển mạnh là Nga và Thái Lan sẽ là cơ hội để thầy Kim thử nghiệm, tìm ra bộ khung ưng ý, hướng tới kết hợp với những gương mặt trẻ như Khuất Văn Khang, Thái Sơn, Đình Bắc... để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của Bóng đá Việt Nam," chuyên gia Đoàn Minh Xương nhận định.
"Giai đoạn tiếp theo của Bóng đá Việt Nam" có thể bắt đầu từ ASEAN Cup 2024 diễn ra vào cuối năm - mục tiêu quan trọng nhất trong năm của "Những Chiến binh Sao Vàng" và đây cũng là giải đấu mà kình địch Thái Lan đang là Đương kim vô địch. Theo bình luận viên Quang Huy, lịch thi đấu được sắp xếp hợp lý (gặp Nga trước) là một thuận lợi cho Đội tuyển Việt Nam.
"Cần khẳng định Nga vẫn là một đội bóng đẳng cấp và trên tầm chúng ta, tuy nhiên nếu nhập cuộc với tinh thần đề cao tính an toàn và hạn chế những lỗi cá nhân thì Việt Nam vẫn có thể hạn chế số bàn thua trước Nga. Đụng độ một đội tuyển mạnh của châu Âu là cơ hội tốt để các cầu thủ Việt Nam 'vỡ vạc' ra nhiều điều và tích lũy thêm những kinh nghiệm. Tôi kỳ vọng tuyển Việt Nam sẽ tận dụng trận đấu với Nga để 'làm nóng,' trước khi bung sức để chơi một trận thật thuyết phục trước đối thủ Thái Lan để tạo sự tự tin trước thềm giải đấu ASEAN Cup," bình luận viên Quang Huy nhấn mạnh./.