Thuế tài nguyên được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành? Bài viết này sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc: Thuế tài nguyên là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế tài nguyên? Ai là người nộp thuế tài nguyên?
Thuế tài nguyên được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành? Bài viết này sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc: Thuế tài nguyên là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế tài nguyên? Ai là người nộp thuế tài nguyên?
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế.
Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định các đối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bao gồm:
– Sản phẩm của rừng tự nhiên; trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ
– Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật
– Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy
– Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác
– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Như vậy, cá nhân, tổ chức nào tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trên thì phải chịu thuế tài nguyên.
Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.
Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.
Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh.
Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:
Hoặc nếu trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:
Trên đây là nội dung LawKey chia sẻ về Thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
5. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
6. Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
7. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
8. Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
9. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
10. Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.
11. Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.
12. Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
13. Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.
14. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
15. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
16. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.
17. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.
18. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch.Theo đó, khách du lịch là là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
1. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.
2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.
3. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
4. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
5. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.
Đây là phương án xử lý của Chính phủ nêu trong báo cáo Quốc hội về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực nhà nước.
Luật Luật sư quy định tại Điều 4 về Dịch vụ pháp lý, Điều 22 về Phạm vi hành nghề Luật sư, theo đó dịch vụ pháp lý là loại dịch vụ chuyên môn đặc thù do người có đủ tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn và phải được cấp phép thực hiện (thông qua hình thức cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư và Thẻ Luật sư); đồng thời cũng là nội dung hoạt động hành nghề của Luật sư.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư có quy định “hành nghề Luật sư” là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QD8-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì ngành nghề kinh doanh “hoạt động đại diện tư vấn, hoạt động hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị tài liệu pháp lý” của doanh nghiệp thuôc mã ngành “hoạt động pháp luật”. Trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp không cần đáp ứng điều kiện gì về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ đối với cá nhân, điều kiện thành lập đối với tổ chức cung cấp dịch vụ này.
Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật theo mã ngành “hoạt động pháp luật” (6910) nêu trên về bản chất thuộc nội hàm dịch vụ pháp lý, phạm vi hành nghề Luật sư là môt loại hình dịch vụ chuyên môn, ngành nghề có điều kiện.
Trong đó khi đó, Điều 3 Luật Doanh nghiệp quy định: “Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tồ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó”.
Nhưng thực tế thời gian qua, việc đăng ký doanh nghiệp khi hoạt động ngành nghề tư vấn pháp luật, dich vụ pháp lý đang có vướng mắc, không tuân thủ quy định pháp luật về Luật Luật sư, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Điển hình, ngày 07/3/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 1736/BKHĐT-ĐKKD gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh để hướng dẫn về đăng ký kinh doanh ngành, nghề “hoạt động pháp luật”. Trong đó, hướng dẫn “trường hợp cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề “hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” không theo các hình thức hành nghề của Luật sư thì thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp” (điểm b Mục 2 Công văn số 1736/BKHĐT-ĐKKD).
Nội dung hướng dẫn này gây tranh cãi trong xã hội, dư luận báo chí, đặc biệt Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản có kiến nghị xem xét tính hợp pháp của hướng dẫn này.
Sau đó,Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp đã kiểm tra và đã có kết luận hướng dẫn tại điểm b Mục 2 Công văn số 1736/BKHĐT-ĐKKD không phù hợp với quy định của Luật Luật sư, Nghị quyết số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư, Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016) và Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 359/TB-VPCP ngày 09/10/2019 của Văn phòng Chính phủ, sau khi trao đổi với Bộ Tư pháp nhằm thực hiện quy định của pháp luật chuyên ngành, đồng thời đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho người dân và doanh nghiệp, ngày 23/7/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Công văn số 4750/BKHĐT-ĐKKD về việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số nội dung sau:
Thứ nhất, đối với ngành, nghề kinh doanh “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng”: Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề “hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật” (mã ngành 69101 theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam), bao gồm hoạt động “tham gia tố tụng”, “đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng” thì phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết số 65/2006/NQ-QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư, không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với mã ngành này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, đối với ngành, nghề kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”:
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành, nghề bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” thì phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết số 65/2006/NQ-QH11, không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với ngành, nghề này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn và dịch vụ khác mà ngành, nghề kinh doanh không bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” (ví dụ: tư vấn tài chính; tư vấn thuế; tư vấn đăng ký doanh nghiệp; tư vấn du học; dịch vụ xin visa, giấy phép lao động, thể tạm trú cho người nước ngoài...) thì thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”, “tham gia tố tụng”,“đại diện ngoài tố tụng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Luật sư, doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký lại tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết số 65/2006/NQ-QH11.
Chính phủ báo cáo Quốc hội, đề xuất phương án xử lý bất cập của Luật Đầu tư, Luật Luật sư theo hướng: Sửa đổi Điều 4, Điều 22 Luật Luật sư quy định liên quan của Luật Luật sư nhằm làm rõ khái niệm “dịch vụ pháp lý” và “hành nghề luật sư”, xác định rõ chủ thể thực hiện là Luật sư và Người có đủ điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, để tránh hiểu nhầm bất kỳ doanh nghiệp nào, cá nhân nào cũng có thể thể thực hiện dịch vụ pháp lý “hành nghề Luật sư” mà không cần đáp ứng về tiêu chuẩn, điều kiện gì. Đồng thời, sửa quyết định số 27/2018/QĐ- TTg theo hướng quy định rõ hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đề xuất bổ sung hình thức cung cấp sản phẩm đo đạc, bản đồ dạng trực tuyến