Sau hơn 35 năm hội nhập kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển vô cùng to lớn. Việt Nam đã từ một nước nghèo được đưa vào danh sách các nước có thu nhập trung bình năm 2009, và đời sống của một bộ phận người dân cũng được nâng cao rõ rệt. Vì vậy mà nhu cầu thẩm mỹ và đời sống nghệ thuật ở Việt Nam cũng không ngừng được nâng lên, trong đó có thị trường mỹ thuật. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam đã được đưa đi triển lãm ở nước ngoài, có cơ hội giao lưu với các nền nghệ thuật lớn trên khắp thế giới…, đã tạo ra một thị trường mỹ thuật, nơi người bán và người mua được giao dịch một cách tự do thông qua sự thỏa thuận giữa hai bên. Từ đây cũng bắt đầu xuất hiện các nhà sưu tập mỹ thuật là những người mua, bán tác phẩm, dần tạo nên một thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật tại Việt Nam.
Sau hơn 35 năm hội nhập kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển vô cùng to lớn. Việt Nam đã từ một nước nghèo được đưa vào danh sách các nước có thu nhập trung bình năm 2009, và đời sống của một bộ phận người dân cũng được nâng cao rõ rệt. Vì vậy mà nhu cầu thẩm mỹ và đời sống nghệ thuật ở Việt Nam cũng không ngừng được nâng lên, trong đó có thị trường mỹ thuật. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam đã được đưa đi triển lãm ở nước ngoài, có cơ hội giao lưu với các nền nghệ thuật lớn trên khắp thế giới…, đã tạo ra một thị trường mỹ thuật, nơi người bán và người mua được giao dịch một cách tự do thông qua sự thỏa thuận giữa hai bên. Từ đây cũng bắt đầu xuất hiện các nhà sưu tập mỹ thuật là những người mua, bán tác phẩm, dần tạo nên một thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật tại Việt Nam.
Tác phẩm sơn mài: Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (1980)
Năm 1952, họa sĩ Dương Bích Liên được cử đi vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc. Sau gần 30 năm, họa sĩ đã ghi chép và khắc họa nhiều tác phẩm có giá trị. Bức tranh được danh họa Dương Bích Liên sáng tác năm 1980Tranh vẽ Bác Hồ và con ngựa chuẩn bị qua suối. Bác Hồ trong trang phục giản dị áo nâu, túi vải, bình tĩnh chuẩn bị vượt qua dòng lũ cuộn chảy. Nếu như núi rừng có vẻ xao xác, dòng nước cuộn chảy. Thì con người lại hết sức ung dung, tự tại. Con người không phải gồng mình trước thiên nhiên, còn bình tĩnh vỗ về con ngựa.
Tác phẩm vẽ Thánh Gióng như biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, quật cường của dân tộc. Với ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật lập thể. Tác giả khai thác hoạ tiết dân tộc trên trống đồng Đông Sơn và các hoa văn đồ gốm, tạo nên bản sắc riêng. Tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm có sự khúc chiết, kỹ thuật điêu luyện và giàu tính dân tộc. Tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm trưng bày 56 tác phẩm mỹ thuật của các họa sỹ Hàn Quốc và Việt Nam. Trong đó, các nghệ sỹ Hàn Quốc mang đến triển lãm 25 tác phẩm mỹ thuật, được sáng tạo trên các chất liệu sơn mài trên gỗ, sơn mài trên giấy, tranh màu nước, sơn dầu, điêu khắc gốm, đất nung, kim loại, đa dạng... ca ngợi nền văn hóa đầy bản sắc, cuộc sống tươi đẹp của Hàn Quốc.
Các họa sỹ Việt Nam giới thiệu 20 tác phẩm gồm tranh sơn mài, tranh thủy mặc, khắc gỗ, điêu khắc gốm, đồng…
Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam Mai Thị Ngọc Oanh nhấn mạnh: Triển lãm lần này là dịp để các họa sỹ Hàn Quốc - Việt Nam có thêm cơ hội giao lưu, góp phần tăng cường hiểu biết về mỹ thuật giữa hai nền văn hóa, cũng như thúc đẩy tình đoàn kết hữu nghị giữa hai quốc gia và nghệ sỹ hai nước. Thông qua hoạt động này, quan hệ hợp tác hữu nghị của hai nước trong lĩnh vực văn hóa sẽ nâng lên một tầm cao mới, mở ra sân chơi văn hóa cho các nghệ sỹ, họa sỹ thể hiện tài năng và trao đổi chuyên môn, cùng nhau phát triển nền hội họa hai quốc gia theo hướng hài hòa, tích cực.
Theo Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Seung-jin, kể từ khi hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022, mối quan hệ này giữa hai nước hiện đang vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao để trở thành mối quan hệ đối tác không thể thay thế trên mọi phương diện, trong đó có kinh tế và văn hóa.
Ông Choi Seung-jin cho rằng, văn hóa là điều khiến mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng gần gũi hơn. Hai nước đang tiếp tục trao đổi và hợp tác đa dạng trên hầu hết các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, bao gồm nghệ thuật, biểu diễn, truyền thống, ẩm thực, ngôn ngữ, điện ảnh và văn hóa đại chúng. Triển lãm trao đổi nghệ thuật này là cơ hội để đưa người dân hai nước xích lại gần nhau hơn, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và mối quan hệ lẫn nhau...
Họa sỹ Nguyễn Trường Linh - đại diện Ban tổ chức cho biết, triển lãm lần này hướng tới sự kết nối văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sáng tác hội họa giữa nghệ sỹ hai nước. Thông qua triển lãm, Ban tổ chức hy vọng, công chúng có cơ hội được thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật của nghệ sỹ hai nước, để có thể khám phá, so sánh và cảm nhận những nét tương đồng cũng như sự khác biệt trong các tác phẩm của nghệ sỹ hai nước…
Theo họa sỹ Nguyễn Trường Linh, ngoài lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, triển lãm lần này còn tạo sắc thái mới khi giao lưu nghệ thuật trình diễn và sân khấu dân gian của các nghệ sỹ Hàn Quốc, hy vọng sẽ mang đến hơi thở mới, màu sắc mới, cảm xúc mới cho công chúng yêu nghệ thuật thông qua các buổi biểu diễn, triển lãm tranh sử dụng nhiều chất liệu tạo hình đa dạng.
“Đây sẽ là nơi gặp gỡ của các nghệ sỹ ở mọi lứa tuổi có phong cách hình ảnh đa dạng, từ truyền thống đến đương đại của cả hai nước, góp phần tăng cường lòng tin, tình hữu nghị giữa Hàn Quốc và Việt Nam" - họa sỹ Nguyễn Trường Linh chia sẻ.
Tác phẩm: Thiếu nữ trong vườn và Phong cảnh (1939)
Tác phẩm được sáng tác bởi họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn và phong cảnh” do 8 tấm vóc ghép lại thành bình phong hình chữ nhật. Mặt thứ nhất của bình phong là tranh Thiếu nữ thể hiện bức tranh các thiếu nữ duyên dáng áo dài thướt tha trong khung cảnh hoa lá, cây cỏ thơ mộng. Mặt thứ hai của bình phong là tranh phong cảnh diễn tả cây dọc mùng trong khu vườn nông thôn Bắc bộ.
Mỗi tranh là một tác phẩm hội họa độc lập nhưng hợp lại thành tổng thể thống nhất về phong cách nghệ thuật đặc trưng của Nguyễn Gia Trí. Những mảng lung linh của vỏ trứng, sắc đỏ của son, ánh rực rỡ của vàng… làm cho khóm dọc mùng trở nên nổi bật. Đây là một tác phẩm được công nhận Bảo vật quốc gia của người họa sĩ tài năng.
Tác phẩm sơn dầu: Em Thúy (1943)
Tác phẩm là sự kế thừa phong cách tạo hình phương Tây. Nhưng lại được hòa quyện trong một tinh thần phương Đông rõ nét. Là một tác phẩm mang phong cách riêng biệt họa sĩ Trần Văn Cẩn, bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam cận đại. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả chân. Cũng như tiêu biểu cho thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Bức tranh vẽ chân dung bán thân của em Thúy đang ngồi trên ghế mây. Hai bàn tay đặt vào nhau thu gọn vào lòng trong bộ quần áo đơn giản màu trắng; mái tóc ngắn, đôi mắt mở to trong sáng cùng nét mặt ngây thơ. Nhân vật không đặt ở chính giữa tranh mà đặt thiên về một nửa bên trái. Nhưng vẫn tạo được sự cân bằng trong bố cục bởi những đường nét của ghế mây, tóc và tay của nhân vật.
Tác phẩm sơn dầu: Hai thiếu nữ và em bé (1944)
Tác phẩm mang phong cách riêng biệt họa sĩ Tô Ngọc Vân đặc trưng của nền mỹ thuật Việt Nam Cận đại, đó là phong cách tạo hình phương Tây nhưng lại được hòa quyện trong một tinh thần phương Đông rõ nét. Bức tranh vẽ một không gian thanh bình với hai phụ nữ mặc áo dài tha thướt ngồi tâm sự ngoài hiên nhà, bên cạnh có một bé trai đang ngồi chơi. Ba nhân vật được bố cục dạng tam giác tạo nên trạng thái tĩnh lặng, cân bằng, êm ả. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm đã toát nên sự tinh tế trong biểu cảm hình ảnh phụ nữ Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX.