Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh nhiều với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương lài 18.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan (Trung Quốc) 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.000 - 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh nhiều với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương lài 18.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan (Trung Quốc) 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.000 - 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Dẫn đầu thanh khoản, hai mã VHM và STB bị bán mạnh, thị giá về sát mức sàn khiến chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất hai tháng rưỡi.
VHM đỏ sắc cả ngày khi các lệnh bán ra được cài từ đầu phiên. Giá giảm nhanh khi sang buổi chiều, bên mua liên tục chào giá sàn nhưng không có nguồn cung để khớp lệnh. Cổ phiếu Vinhomes đóng cửa ở 43.850 đồng, giảm 6,7% so với tham chiếu. Thanh khoản dẫn đầu thị trường với hơn 1.527 tỷ đồng, chiếm gần 10% tổng giá trị giao dịch toàn sàn HoSE.
Như vậy, mã chứng khoán của Vinhomes đã điều chỉnh hai phiên liên tiếp. Điều này phần nào cho thấy động thái mua cổ phiếu quỹ khó đỡ hết áp lực chốt lời khi VHM đang ở vùng đỉnh hơn một năm về thị giá.
Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu VHM và STB. Ảnh: Tất Đạt
Tình trạng chốt lời ồ ạt cũng được bắt gặp ở STB khi mã này đang ở vùng giá lịch sử. Hôm nay, cổ phiếu Sacombank chỉ giữ giá tham chiếu được vài phút, thời gian còn lại trong phiên đều được giao dịch với mức thấp hơn. Nhìn chung trong buổi sáng đến đầu giờ chiều, thị giá chưa điều chỉnh quá sâu. Nhưng sau 14h, lệnh bán được dồn dập đưa lên hệ thống khiến STB rơi mạnh. Cổ phiếu này chốt phiên ở 33.400 đồng, giảm 6,7%. Mã này cũng có lực cầu lớn ở giá sàn nhưng không khớp thành công. Thanh khoản chỉ đứng sau VHM với hơn 1.108 tỷ đồng.
Đây cũng là hai cổ phiếu dẫn đầu nhóm ảnh hưởng xấu tới VN-Index. Tuy nhiên, điểm sáng là lực cung được hấp thụ rất tốt, tới cuối phiên lượng dư bán còn rất thấp. Theo sau hai mã trên còn có VIC, TCB, VPB hay MBB cũng tác động tiêu cực tới thị trường.
Diễn biến trên khiến VN-Index bị nhuộm đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch. Trong khi buổi sáng, chỉ số này vẫn có lúc đi trên tham chiếu, đến khi giảm chỉ ở biên độ khá nông. Sang buổi chiều, sắc đỏ lan rộng theo áp lực bán đã ghì chỉ số xuống sâu.
VN-Index đóng cửa ở 1.257,4 điểm, giảm gần 13,5 điểm so với phiên trước. Đây là mức điều chỉnh mạnh nhất kể từ ngày 5/8, tức khoảng hai tháng rưỡi qua. Toàn sàn HoSE có 284 cổ phiếu giảm giá, trong khi chỉ ghi nhận 102 cổ phiếu tăng.
Thanh khoản thị trường TP HCM có cải thiện nhưng chỉ thêm khoảng 1.900 tỷ lên gần 16.000 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 15 liên tiếp, chứng khoán ghi nhận dòng tiền ở mức thấp.
Sau phiên mua ròng nhẹ hôm qua, khối ngoại trở lại bán ròng hơn 230 tỷ đồng. Họ tập trung xả hàng ở HPG và VRE.
Ở sàn Hà Nội, lực bán cũng dâng cao ở phiên chiều khiến chỉ số HNX-Index rơi 1,8 điểm. Các mã chứng khoán và bất động sản như SHS, IDC, MBS hay CEO ảnh hưởng nhiều nhất. Còn UPCoM cũng đi lùi trong hôm nay.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyên nhà đầu tư không nên hoảng loạn, tránh tình trạng bán đuổi theo thị trường và giữ tâm lý bình tĩnh, duy trì tỷ trọng danh mục đối với những cổ phiếu giữ được xu hướng vẫn đang dao động sideway với biên độ 5%. Áp lực bán có thể vẫn tiếp diễn theo quán tính nhưng xác suất cao sẽ sớm chững lại và tìm được cân bằng quanh khu vực 1.250 điểm.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Cao Trí đã nhiều lần nhận tổng số tiền 1.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan cho 3 mục đích, gồm chuyển nhượng 31,22% vốn điều lệ Công ty CP Cao su Công nghiệp do ông Trí đứng tên sở hữu, chuyển nhượng vốn điều lệ Công ty CP Sài Gòn Đại Ninh và đầu tư dự án tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Tại tại Stevie Awards 2019, VNPT có 1 giải Vàng cho giải pháp Trục liên thông văn bản quốc gia và 6 giải Đồng cho các sản phẩm VNPT Smart Ads, VNPT Check, VNPT HIS, VNPT Cloud Contact Center VCC, VNPT Smart Cloud, VNPT Pharmacy.
Giá cao su hôm nay 30/3 tiếp đà giảm mạnh toàn thị trường. Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá cao su giảm ở tất cả các kỳ hạn và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản) giá cao su cũng giảm ở các kỳ hạn...
Giá cao su hôm nay 30/3 ghi nhận giá giảm mạnh toàn thị trường. Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá cao su giảm ở tất cả các kỳ hạn và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản) giá cao su cũng giảm ở các kỳ hạn...
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 4/2023 ghi nhận mức 200,1 yen/kg, giảm 1,23%, giảm 2,5 yen/kg. Kỳ hạn cao su tháng 5/2023; kỳ hạn cao su tháng 6/2023; kỳ hạn tháng 7/2023 và cao su kỳ hạn tháng 8/2023 đều giảm.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2023 đứng ở mức 11.750 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,55%, giảm 65 nhân dân tệ/tấn.
Giá cao su Thượng Hải tăng ở kỳ hạn tháng 5/2023; các kỳ hạn cao su tháng 6/2023 và tháng 7/2023 và cao su kỳ hạn tháng 8/2023 đều giảm.
Theo VRA, sau giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành cao su Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, thách thức từ thị trường thế giới và những vướng mắc do yếu tố nội tại về chính sách. Những điều này gây hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành cao su cũng như các doanh nghiệp cao su Việt Nam.
VRA cho biết, sự cạnh tranh giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên sẽ trở nên gay gắt hơn về giá thành, chất lượng sản phẩm, uy tín thương mại và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về bền vững ngày càng khắt khe.
Mặt khác, cơ cấu và chủng loại cao su thiên nhiên của Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ của Trung Quốc và chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của các thị trường khác, do vậy gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản…
Ngoài ra, cơ chế chính sách thuế chưa đồng bộ cũng gây khó khăn cho ngành và doanh nghiệp. Hệ thống quản lý cấp quốc gia về chất lượng cao su thiên nhiên chưa đồng bộ trên cả nước và chưa có cơ quan chức năng quản lý chất lượng cao su tiểu điền. Vì vậy chưa có cơ sở pháp lý để ngăn chặn việc pha trộn tạp chất vào nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến chất lượng của các nhà máy sơ chế mủ cao su.
Trong khi đó, theo các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, cao su thiên nhiên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất bằng 0%, sẽ khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên chọn nguồn nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh với nguồn cao su trong nước.
Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn thách thức, Hiệp hội Cao su Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò đại diện, xem việc hỗ trợ hội viên, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển hướng bền vững của ngành trong thời gian tới.
Trước xu hướng chuyển dịch hướng tới sản xuất có trách nhiệm, phát triển bền vững ngày càng trở nên mạnh mẽ, ngành cao su Việt Nam phải chú trọng việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới trên cơ sở đảm bảo chất lượng theo chuẩn mực quốc tế.
Theo đó, ngành cao su phải được thực hiện thống nhất về quản lý chất lượng trên phạm vi cả nước, tăng cường áp dụng kỹ thuật tiến bộ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo yêu cầu thị trường, mở rộng đầu tư chế biến sâu, từng bước hình thành ngành công nghiệp cao su phụ trợ; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại ngành cao su theo chuỗi giá trị sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong 10 ngày giữa tháng 3/2023, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước vẫn giữ ổn định so với 10 ngày trước đó, tiếp tục duy trì quanh mức 230-288 đồng/ TSC. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 270-280 đồng/TSC. Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa được giữ ở mức 286-288 đồng/TSC. Tại Gia Lai, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/TSC.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 5,08 nghìn tấn, trị giá 8,02 triệu USD, giảm 16,5% về lượng và giảm 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022; giá xuất khẩu bình quân cao su sang thị trường này đạt 1.576 USD/tấn, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR CV60 được xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều nhất, chiếm 39,35% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR 10 chiếm 29,83% và SVR 3L chiếm 22,01% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu 448,41 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS 4002), trị giá 1,06 tỷ USD, ứng với mức tăng 13,7% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so với năm 2021.
Ghi nhận cho thấy, Nga, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Đức chính là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, ngoại trừ Hà Lan, nhập khẩu cao su tổng hợp của Thổ Nhĩ Kỳ từ các thị trường này đều tăng khá so với năm 2021.
Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2022 cũng có sự thay đổi.
Cụ thể, thị phần cao su tổng hợp của các thị trường Nga, Đài Loan, Đức trong tổng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận tăng; trong khi thị phần của các quốc gia Hà Lan, Hàn Quốc, Italy, Mỹ lại giảm.
Song, mặt hàng cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, thấp hơn so với các nước cạnh tranh trực tiếp.
(PLO)- Phiên giao dịch ngày hôm nay trên thị trường chứng khoán châu Á, thị trường chứng khoán Nhật Bản chứng kiến phiên sụt sâu nhất kể từ năm 1987. Nguyên nhân đến từ động thái bất ngờ của Ngân hàng Trung ương nước này.
Trên sàn chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 4.451,28 điểm, tương đương 12,4%, đóng cửa ở mức 31.458,42 điểm. Đây là phiên hạ sâu nhất kể từ ngày thứ hai đen tối hồi tháng 10-1987. Khi đó, chỉ số Nikkei giảm 14,9%.
Diễn biến này nối tiếp xu hướng giảm từ phiên ngày giao dịch thứ năm tuần trước, ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) nâng mạnh lãi suất cơ bản đồng yên, từ mức 0,1% đã được duy trì suốt nhiều năm lên 0,25%. Đồng thời BOJ cũng nói đến việc sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay.
Cổ phiếu tài chính – ngân hàng bị bán mạnh trên thị trường chứng khoán Nhật. Cổ phiếu Mizuho Financial Group hạ 19.7%, Mitsubishi UFJ Financial Group hạ 17,8%, Resona Holdings 19.5% và Sumitomo Mitsui Financial Group mất 15.5% giá trị.
Cổ phiếu nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Nhật đồng loạt hạ sâu, cổ phiếu Toyota hạ 13,7%.
Không chỉ tại Nhật Bản, các chỉ số quan trọng của các thị trường tài chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương hôm nay cũng giảm mạnh. Chỉ số cổ phiếu TAIEX của thị trường Đài Loan hạ 8,4%, phiên hạ mạnh chưa từng có. Chỉ số KOSPI của chứng khoán Hàn Quốc hạ 8,8%.
Tại các thị trường châu Á khác, chỉ số Straits Times của thị trường Singapore mất hơn 4%, chỉ số ASX 200 của thị trường Australia hạ hơn 3%.
Ngoài nguyên nhân từ động thái của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Trưởng bộ phận chiến lược tại Công ty Chứng khoán Nomura Securities, ông Naka Matsuzawa, nhận xét: “Nhà đầu tư ngoại hiện đang bán mạnh cổ phiếu của Nhật còn bởi lo ngại về khả năng Mỹ đang hướng đến suy thoái kinh tế chứ không phải bởi những lý do đặc thù Nhật. Thị trường đang trong giai đoạn “dò đáy”.
Tuy nhiên chính ông Matsuzawa cũng cho rằng nhà đầu tư dường như đã lo sợ quá mức. Theo ông, kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu sẽ không suy thoái. Dù vậy, các thị trường tài chính toàn cầu sẽ còn nhiều biến động cho đến đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực sự hạ lãi suất.
Nhà đầu tư tài chính hiện đang dự báo về khả năng Fed hạ lãi suất trong tháng 9-2024.
Giá gạo Nếp đã liên tục giảm mạnh trong thời gian qua khiến thương lái thua lỗ nặng và nhà máy gặp nhiều khó khăn. Thị trường gạo Nếp liên tục biến động và diễn biến khó lường, hiện chưa có những dấu hiệu cho thấy giá gạo Nếp đã chừng lại do hiện mới bắt đầu thu hoạch vụ Nếp Hè Thu. Đã có những giao dịch ở mức 9000 đồng/kg, tại kho cho Nếp Long TUY NHIÊN chưa nhiều. Giá lúa Nếp ở mức 4600 đồng/kg tại đồng cho Nếp Long An và 4300 đồng/kg cho Nếp An Giang.
Nguyên nhân chính khiến giá gạo Nếp giảm mạnh là phía Trung Quốc sẽ áp quota nhập khẩu gạo Nếp bắt đầu từ tháng 8/2017. Thị trường gạo Nếp phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc cả Nếp Long An và An Giang. Theo số liệu sơ bộ của Hải quan Việt Nam, ước tính xuất khẩu gạo Nếp 6 tháng đầu năm 2017 ở mức 715 ngàn tấn trong đó đi thị trường Trung Quốc là 667 ngàn tấn, chiếm 93,29%.
1. Cách phân loại hình dạng gạo
Theo như đề nghị của hải quan, Cục lương thực Quốc gia điều chỉnh tiêu chuẩn cơ bản (cách phân loại hình dạng gạo) (LS/T6116-2017) từ năm 2016, (từ gạo lức và gạo thành phẩm, không thích hợp dùng gạo nếp) hiện nay mở rộng thành (gạo lức, gạo thành phẩm và gạo nếp), trong đó bao gồm cả gạo hạt dài, gạo hạt ngắn, và gạo nếp
2. Cách phân biệt tấm và những gạo khác
Tiêu chuẩn mới công bố gạo tấm (LS/T3246-2017), đề ra tiêu chuẩn chất lượng mới cho tấm nhỏ, gạo nguyên và tấm hạt to, tỷ lệ dài rồng, bình quân độ dài của, C/O, loại gạo như (IRRI-6, RD15) đều theo cách phân loại gạo của (LS/T6116-2017)
3. Vấn đề chấp hành của hải quan
Bản thông báo lần này yêu cầu các đơn vị hải quan dùng LS/T6116-2017 và LS/T 3246-2017 để phân biệt ngoại hình của gạo tấm và gạo nguyên, từ đó xác định mức thuế và những chứng từ có liên quan, trước khi bản thông báo này công bố, các hải quan vẫn dùng những qui định cũ để giám định.
Kịch bản nào với thị trường gạo Nếp Việt Nam?
Giá lúa gạo hôm nay (3-10) tại thị trường trong nước tăng giảm trái chiều khi điều chỉnh giảm 100 - 300 đồng/kg với mặt hàng lúa và tăng 100 đến 200 đồng/kg với mặt hàng gạo. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu hôm nay giảm mạnh.
Cụ thể, giá gạo hôm nay ghi nhận tăng 100 đến 200 đồng/kg so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 9.800 - 10.000 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.300 - 12.500 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng 6.000 - 9.600 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.000 - 6.100 đồng/kg.