By CareerLinkĐăng ngày: 7/8/2024
By CareerLinkĐăng ngày: 7/8/2024
Có thể họ đang gặp phải các vấn đề sau:
Nếu người tích cực luôn vui lòng, sẵn sàng chấp nhận và rút kinh nghiệm khi có ai đó góp ý, coi đó là kinh nghiệm quý báu thì ngược lại, người dễ tự ái không thích điều đó. Họ không thích nhận lỗi sai, không muốn nghe ý kiến của người khác, nhất là khi đó là ý kiến đóng góp về các thiếu sót của họ. Họ nghĩ bản thân luôn đúng và không chấp nhận thay đổi. Đây chính là rào cản người tự ái đi đến thành công.
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở người có tính tự ái là suy nghĩ quá nhiều. Đôi khi những câu nói vui của người xung quanh cũng khiến họ cho rằng tất cả điều đó đang hướng về mình và sinh ra tâm lý bất an. Họ hiếm khi có giây phút sống bình yên vì luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực. Người có tính tự ái cũng luôn dằn vặt, trách móc bản thân và khó thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực đó. Càng tìm cách quên đi những tổn thương thì họ càng lún sâu hơn vào tổn thương đó.
Người có tính tự ái luôn muốn mình là trung tâm của mọi sự chú ý trong công việc lẫn cuộc sống. Họ muốn hành động của họ được mọi người ghi nhớ, thành tích của họ được mọi người ghi nhận, khả năng của họ được mọi người đề cao. Cũng chính vì điều này mà một khi không nhận được sự quan tâm, họ sẽ có suy nghĩ tiêu cực, tự làm tổn thương mình.
Người có tính tự ái dễ bị cảm xúc chi phối bởi luôn đặt cái tôi lên hàng đầu. Mỗi khi nhận được lời góp ý, họ sẽ cho rằng mọi người đang hạ thấp và coi thường họ. Điều này dẫn đến sự tự ti, bốc đồng dễ đưa họ đến các quyết định thiếu sáng suốt dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Trong các cuộc tranh luận, người có tính tự ái sẽ không bao giờ nhận sai và luôn tìm cách khẳng định mình đúng. Họ không chịu nhìn nhận quan điểm của người khác nên cuộc trò chuyện dễ đi đến ngõ cụt, thậm chí khiến mối quan hệ tan vỡ. Đôi khi chỉ những câu nói đùa cũng khiến người tự ái để tâm và làm quá vấn đề khiến mọi người xung quanh xa lánh.
Nói đến đặc điểm của người có tính tự ái là gì thì không thể bỏ qua khả năng làm việc nhóm rất kém. Với tính cách chỉ đề cao bản thân mình, không chịu lắng nghe ý kiến đóng góp từ người khác nên người tự ái không phải là một thành viên đáng giá của nhóm. Họ bảo thủ, cố chấp không đồng ý với những người trái quan điểm hoặc không tự tin vào bản thân nên ít khi tham gia đóng góp xây dựng nhóm. Dĩ nhiên, không ai lại muốn làm việc với người có tính cách như vậy.
Họ không nhận được sự tin cậy và tôn trọng từ mọi người xung quanh bởi quá xem trọng ý kiến cá nhân mà không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Ngoài ra, hành vi của họ dễ bị cảm xúc chi phối nên thường có các hành động tiêu cực.
Tự ái cao cũng khiến mối quan hệ rạn nứt, không tồn tại lâu bởi không ai thích người chỉ biết quan tâm đến bản thân mình. Ngoài ra, người tự ái có thể không có nhiều cơ hội phát triển trong học tập lẫn sự nghiệp vì luôn cho mình là nhất, không muốn học hỏi ở bất kỳ ai.
Muốn vượt qua sự tự ái, chúng ta cần tạo cho mình sự thoải mái, cởi mở đón nhận các quan điểm mới. Nếu lời góp ý của mọi người là đúng, hãy dũng cảm đối mặt và sửa đổi để ngày càng trở nên tốt hơn. Nếu ý kiến của họ là sai, thì chúng ta cần cố gắng hơn nữa để chứng minh rằng mình đang đúng. Hãy tập trung vào việc cải thiện bản thân thay vì cứ nhìn thành công của người khác rồi ghen tị.
Chúng ta cần hạ thấp cái tôi của mình xuống để nhìn thấy ưu điểm của người khác đồng thời tiếp thu, lắng nghe ý kiến của họ, không quá cố chấp và kỳ vọng quá cao vào bản thân, dám đối mặt với sai lầm và sửa chữa để trở nên tốt hơn.
Đối mặt với bất kỳ vấn đề nào, chúng ta cần suy nghĩ tích cực để đưa ra quyết định đúng đắn. Đôi khi vì quá tự ái mà chúng ta mất đi tự tin và có suy nghĩ rằng mình không làm được. Hãy suy nghĩ tích cực lên để loại bỏ sự tự ái và hướng đến cuộc sống vui vẻ, bình yên.
Trên đây là chia sẻ về tự ái là gì mà CareerLink muốn gửi đến bạn. Hi vọng thông tin này hữu ích cho bạn trong việc rèn luyện một tính cách tích cực, từ đó gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22/12/1944. Trải qua 74 năm xây dựng và chiến đấu Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng. Truyền thống đó được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hy sinh gian khổ, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, là một nét đặc trưng tiêu biểu của "Bộ đội Cụ Hồ". Nét đặc trưng đó được hun đúc bởi truyền thống hào hùng của dân tộc trong suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đồng thời không ngừng tôi luyện trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.Truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng được bắt nguồn từ lòng tin tưởng tuyệt đối vào mục tiêu lý tưởng cách mạng, đư¬¬ờng lối, phư¬¬ơng pháp cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, từ lòng yêu nước, th¬¬ương dân, yêu chủ nghĩa xã hội; ý thức cảnh giác cách mạng và tinh thần cách mạng tiến công kết hợp với truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc. Với quyết tâm đánh thắng địch, quân đội ta đã khắc phục mọi khó khăn, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, m¬ư¬u trí sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách đánh thông minh, độc đáo, đạt hiệu suất cao, thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng. Quân đội ta không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu mà còn làm tốt nhiệm vụ của đội quân công tác và tham gia xây dựng kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khi quân đội được giao bất kì nhiệm vụ gì, cán bộ, chiến sĩ đều thống nhất ý chí và hành động, đoàn kết một lòng, kiên quyết hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng, Bác Hồ trực tiếp tổ chức, giáo dục và rèn luyện, được nhân dân tin yêu, đùm bọc và nuôi dưỡng. Quân đội ta mang bản chất cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp, hào hùng của dân tộc và tinh hoa của nhân loại về quân sự, chính trị, đặc biệt là tinh thần quyết chiến, quyết thắng được Quân đội nhân dân Việt Nam kế thừa và phát triển, nâng lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh.Trong suốt chiều dài lịch sử, gắn bó keo sơn cùng toàn dân đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam đã được thương yêu, trìu mến trao tặng danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”. Một trong những nét đặc trưng cơ bản của Bộ đội Cụ Hồ là ý chí quyết chiến, quyết thắng. Đặc trưng này có cội nguồn sâu xa, vững chắc và được thể hiện một cách sâu sắc, triệt để trong những chặng đường phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược của Đông Nam Á và châu Á nên trong suốt chiều dài dựng nước giữ nước luôn phải đối phó với các thế lực xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn hơn ta nhiều lần. Vì vậy, phương châm tác chiến mang tính đặc trưng của dân tộc Việt Nam là lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, từng bước chuyển hóa thế và lực tạo nên sức mạnh vào thời điểm quyết định.Trên nền tảng tư duy chiến lược, chiến thuật linh hoạt và mềm dẻo, bằng sự thông minh, mưu lược và táo bạo trong chỉ đạo, thực hành tác chiến từng trận đánh, từng cuộc chiến tranh, ông cha ta đã làm nên những chiến thắng huy hoàng trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược như Vạn Kiếp, Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa…, giữ vững non sông, gấm vóc và nền độc lập tự do cho dân tộc.Từ chiến tranh, tôi luyện ý chí quyết chiến, quyết thắng: Có thể khẳng định, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Bộ đội Cụ Hồ được thể hiện một cách sâu sắc và triệt để trong các giai đoạn xây dựng, phát triển và trưởng thành. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 34 cán bộ chiến sĩ, vũ khí trang bị còn hết sức thô sơ và thiếu thốn nhưng với ý chí quyết chiến, quyết thắng, Đội Tuyên truyền giải phóng quân được sự hỗ trợ của nhân dân đã nhanh chóng tiêu diệt hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần, bắt tù binh, thu toàn bộ vũ khí của quân địch và trải dài trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, từ chiến dịch Thu đông 1947 cho đến chiến dịch Biên giới 1951…Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của "Bộ đội Cụ Hồ" được khẳng định sâu sắc, triệt để trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Thực dân Pháp đã hết sức ngạo mạn khi thách thức chúng ta tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nơi được bộ máy chiến tranh thực dân Pháp và can thiệp Mỹ coi là bất khả xâm phạm.Bằng trí thông minh, lòng quả cảm tuyệt vời quân và dân ta đã tiến hành một chiến dịch quân sự lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 16.000 quân viễn chinh Pháp, thu toàn bộ vũ khí, trang bị được đưa đến chiến trường. Với chiến thắng này, thực dân Pháp buộc phải ký hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh Đông Dương, chấm dứt gần 100 năm đô hộ nước ta.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một lần nữa tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Bộ đội Cụ Hồ đạt đến đỉnh cao thời đại. Hội nghị chính trị đặc biệt, Đảng và Hồ Chủ tịch tổ chức ngày 27/3/1964, với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là sự thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Khi cả dân tộc quyết chiến thì sẽ tạo lập nên thế trận vững chắc, trước hết là thế trận lòng dân và sáng tạo ra phương thức tác chiến, cách đánh phù hợp.Với phương châm kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, quân dân Nam bộ từng bước đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của quan thầy Mỹ và tay sai Ngụy Sài Gòn, tiếp đó là chiến lược “chiến tranh cục bộ” với đòn Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968…Đặc biệt, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với tinh thần “thần tốc, táo bạo” chỉ trong 55 ngày đêm quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, thống nhất đất nước. Kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng, thực hiện trọn vẹn lời Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.Sau chiến tranh giải phóng, quân dân ta lại phải tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước. Kế thừa và phát triển ý chí quyết chiến, quyết thắng đã được tôi luyện, Quân đội ta đã sát cánh cùng nhân dân nước bạn Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng tàn bạo, mở ra thời kỳ mới cho đất nước chùa Tháp đồng thời bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Phát huy ý chí quyết chiến, quyết thắng trong thời kỳ mới: Không chỉ trong chiến đấu, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững những phẩm chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ". Không quản ngại khó khăn, gian khổ đi tiên phong trên các công trình xây dựng của đất nước, thường xuyên làm tốt công tác dân vận, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ trên các cùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trước những tác động to lớn của biến đổi khí hậu và tác động xấu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, "Bộ đội Cụ Hồ" luôn có mặt ở những nơi thiên tai, bão lũ, sự cố trên biển giúp đỡ, cứu chữa nhân dân vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tội phạm xuyên quốc gia và các hành động buôn lậu, ma túy… Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh tính mạng cho sự bình yên của đất nước.Trong thời kỳ mới, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch. Luôn cầm chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền nước ta.Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu thường xuyên quan tâm chăm sóc, giáo dục, rèn luyện. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào của đất nước, tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp đến đâu thì ý chí quyết chiến, quyết thắng vẫn luôn được thể hiện hết sức sâu sắc và triệt để. Quân đội nhân dân Việt Nam nguyện xứng danh "Bộ đội Cụ Hồ", sẵn sàng nhận và hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới./. Nguyễn Văn Hinh (Sưu tầm và biên soạn)