Khám phá Châu Âu gồm những nước nào, quốc gia nào thuộc Liên minh Châu Âu (EU), quý vị sẽ thấy nhiều điều thú vị. Chưa dừng lại ở đó, giữa các quốc gia thuộc khu vực Liên minh Châu Âu còn có mối liên kết về quyền tự do đi lại, giao thương, đầu tư kinh doanh, v.v. từ đó thúc đẩy mỗi quốc thành viên phát triển hơn nhờ tạo điều kiện di chuyển dễ dàng trong khu vực. Vậy cụ thể thế nào, bài viết dưới đây chia sẻ thông tin đến quý vị quan tâm vấn đề này.
Khám phá Châu Âu gồm những nước nào, quốc gia nào thuộc Liên minh Châu Âu (EU), quý vị sẽ thấy nhiều điều thú vị. Chưa dừng lại ở đó, giữa các quốc gia thuộc khu vực Liên minh Châu Âu còn có mối liên kết về quyền tự do đi lại, giao thương, đầu tư kinh doanh, v.v. từ đó thúc đẩy mỗi quốc thành viên phát triển hơn nhờ tạo điều kiện di chuyển dễ dàng trong khu vực. Vậy cụ thể thế nào, bài viết dưới đây chia sẻ thông tin đến quý vị quan tâm vấn đề này.
Liên minh Châu Âu (EU) là một thực thể có mức độ liên kết sâu sắc cả về kinh tế lẫn chính trị. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu cho phép công dân EU được quyền tự do đi lại, sinh sống, học tập và làm việc trong khu vực cùng quyền bỏ phiếu bầu cử các thành viên của Nghị viện Châu Âu nhằm tạo ra khu vực chung thịnh vượng, ổn định và an ninh. Hiện tại, Liên minh Châu Âu bao gồm 27 quốc gia thành viên. Dưới đây là danh sách các quốc gia thuộc EU:
Liên minh Châu Âu (EU) không chỉ có vai trò quan trọng trong khu vực mà còn có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Cụ thể, liên minh Châu Âu (EU) sẽ có vai trò mục tiêu như sau:
Khối Schengen bao gồm các quốc gia Châu Âu ký kết Hiệp định Schengen, cho phép di chuyển tự do giữa các nước thành viên mà không cần kiểm soát hộ chiếu giữa khu vực biên giới nội bộ. Dưới đây là danh sách 29 nước tham gia khối Schengen:
Liên minh Châu Âu gồm 27 quốc gia thành viên
Châu Âu nổi tiếng với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và chất lượng. Tuy nhiên, du học nước nào ở Châu Âu tốt nhất là vấn đề được đặt ra đối với quý vị phụ huynh có con em trong độ tuổi đến trường hoặc mong muốn tu nghiệp để phát triển sự nghiệp. Dưới đây là các gợi ý dành cho quý vị quan tâm:
Đức nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng cao, học phí thấp, cơ sở vật chất hiện đại dành cho sinh viên và đặc biệt là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao. Quan trọng nhất là đối với sinh viên quốc tế, hầu hết các trường đại học công lập đều không thu học phí.
Các trường đại học hàng đầu: Heidelberg University, Ludwig Maximilian University of Munich, Technical University of Munich, v.v.
Hà Lan được biết đến với hệ thống giáo dục sáng tạo và tập trung vào nghiên cứu tích hợp với các sự kiện, vấn đề và khám phá hiện tại. Tại Hà Lan, quý vị sẽ tìm thấy nhiều bằng cấp được giảng dạy bằng tiếng Anh hơn là tiếng Hà Lan và nhiều trường đại học sử dụng cùng hệ thống chấm điểm như các trường cao đẳng và đại học Mỹ.
Các trường đại học hàng đầu: University of Amsterdam, Utrecht University, University of Twente, v.v.
Tây Ban Nha nổi tiếng với môi trường thân thiện, khí hậu ấm áp, chi phí sinh hoạt và học phí phải chăng. Mặc dù nhiều sinh viên chọn đến Tây Ban Nha rất muốn học tiếng Tây Ban Nha, nhưng quý vị sẽ thấy nhiều bằng Cử nhân, Thạc sĩ và thậm chí Tiến sĩ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy. Chúng ta có thể học Khoa học xã hội, Báo chí, Khách sạn và tất nhiên là Kinh doanh vì Tây Ban Nha là nơi có một số trường kinh doanh danh giá và nổi tiếng nhất.
Các trường đại học hàng đầu: EU Business School, University of Deusto, ISDI – Digital Business School, v.v.
Nếu con cái của quý vị quan tâm đến nghệ thuật, kiến trúc hoặc lịch sử thế giới – một số lĩnh vực nghiên cứu được tìm kiếm nhiều nhất ở quốc gia này, Ý chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng. Có rất nhiều lý do để chọn Ý làm điểm đến du học, chẳng hạn chất lượng giảng dạy tuyệt vời, các thành phố xinh đẹp, ẩm thực tuyệt vời, chi phí sinh hoạt thấp và nhiều điểm tham quan hấp dẫn.
Các trường đại học hàng đầu: Politecnico di Torino, University of Siena, University of Pavia, University of Bologna, Sapienza University of Rome, v.v.
Tương tự Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có bầu không khí sôi động, thân thiện và thoải mái, đủ lý do để nhiều sinh viên nước ngoài đến đây học tập. Ngoài ra, Bồ Đào Nha còn là nơi có trường đại học lâu đời nhất trên thế giới, đặc biệt được săn đón bởi những sinh viên theo đuổi sự nghiệp ngành Khoa học xã hội, Báo chí, Luật và thậm chí là Y khoa. Lisbon và Porto chào đón số lượng sinh viên quốc tế lớn nhất. Mức học phí và chi phí sinh hoạt Bồ Đào Nha được đánh giá thấp nhất khu vực.
Các trường đại học hàng đầu: Universidade Nova de Lisboa, Catholic University of Portugal, Instituto Superior Técnico
Thụy Sĩ không chỉ là vùng đất của socola hảo hạng, đồng hồ xa xỉ và là nơi có một số đỉnh núi cao nhất Châu Âu. Các trường đại học Thụy Sĩ rất chú trọng vào nghề nghiệp và nhờ danh tiếng về nghiên cứu mang tính đột phá, quốc gia này luôn thu hút được nhiều nhà khoa học tài năng. Nộp đơn xin cấp bằng ở Thụy Sĩ khá dễ dàng, nhưng quý vị phải quản lý cẩn thận chi phí sinh hoạt hàng tháng của con em mình.
Các trường đại học hàng đầu: University of Geneva, Robert Kennedy College, v.v.
Pháp là trung tâm văn hóa, nghệ thuật và thời trang của thế giới. Do đó, nếu con em của quý vị quan tâm đến thời trang thì hãy chọn các học viện và trường đại học của Pháp.
Các trường đại học hàng đầu: University of Strasbourg, University of Burgundy, v.v.
Ireland nổi tiếng với lòng hiếu khách và môi trường học tập thân thiện. Gần đây, Ireland công bố kế hoạch tăng số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học tại quốc gia này.
Các trường đại học hàng đầu: University College Dublin, University College Cork, Cork Institute of Technology, v.v.
Du học Ireland là lựa chọn phổ biến hiện nay bởi lòng hiếu khách của người dân nơi đây và môi trường học tập thân thiện giúp du học sinh quốc tế dễ dàng thích nghi
Theo Liên Hiệp Quốc, hiện nay Châu Âu có 47 quốc gia độc lập, chưa bao gồm lãnh thổ phụ thuộc hay khu vực phụ thuộc hoặc khu vực có chủ quyền đặc biệt như lãnh thổ tự trị. Cụ thể gồm những quốc gia sau đây:
Ngoài ra, còn có các khu vực phụ thuộc hoặc vùng lãnh thổ khác như Đảo Man, Quần đảo Faroe, Gibraltar.
Châu Âu gồm 44 quốc gia, chưa bao gồm khu vực phụ thuộc và vùng lãnh thổ
Có rất nhiều quốc gia nói tiếng Anh ở Châu Âu. Trong đó, có quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa, ngôn ngữ chính thức và cũng có quốc gia sử dụng như ngôn ngữ thứ hai. Tựu trung lại gần 50% dân số Châu Âu có thể nói và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Dưới đây là các nước Châu Âu sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh:
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Châu Âu gồm những nước nào và các thông tin liên quan đến du học, đầu tư định cư Châu Âu. Trong trường hợp phát sinh thêm các vấn đề liên quan, quý vị vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia của SI Group để được tư vấn thêm:
🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.
🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube
(PLO)- Ngày càng nhiều nước châu Âu như Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập NATO và số quốc gia theo đuổi quan điểm trung lập ở châu lục này dần thu hẹp.
Với việc Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bối cảnh Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, danh sách các quốc gia trung lập hoặc không liên kết ở châu Âu có chiều hướng thu hẹp lại, theo hãng tin AP.
Những lo ngại về an ninh hiện nay đã thay đổi suy tính của Phần Lan và Thụy Điển, đồng thời khiến không ít nước châu Âu xưa nay vốn chủ trương trung lập phải nghĩ lại lập trường của mình. Vậy còn quốc gia châu Âu nào còn theo chủ trương trung lập? Dưới đây là một số nước đã đưa khái niệm “trung lập” vào luật pháp hoặc tự nhận định mình là quốc gia trung lập.
Thụy Sĩ được cho là quốc gia trung lập điển hình nhất ở châu Âu khi đưa quy chế trung lập vào hiến pháp và từ các cử tri nước này từ nhiều thập niên trước cũng đã quyết định không gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Tuy vậy, thời gian gần đây, chính phủ Thụy Sĩ đã rất đau đầu khi phải giải thích khái niệm trung lập, sau khi tham gia vào nỗ lực trừng phạt Nga của EU. Theo AP, quy chế trung lập của Thụy Sĩ được phân tích gần như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông địa phương.
Quốc kỳ các nước thành viên NATO bên ngoài trụ sở của khối ở Brussels (Bỉ). Ảnh: AP
AP đưa tin rằng khả năng Thụy Sĩ thay đổi quan điểm trung lập dường như rất thấp. Chính phủ nước này đã yêu cầu Đức không chuyển cho Ukraine thiết bị quân sự do Thụy Sĩ sản xuất.
Đảng cánh hữu nắm giữ phần lớn số ghế trong quốc hội Thụy Sĩ hiện đang khá do dự về việc liệu có tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga hay không. Nước này cũng tích cực bảo vệ vai trò làm trung gian hòa giải cho các nước đối lập, cũng như là trung tâm của các hành động nhân đạo và nhân quyền.
Quy chế trung lập của Áo là đóng vai trò quan trọng trong thể chế dân chủ hiện đại của nước này do nó chính là điều kiện để phe Đồng minh rời đi và Áo có thể giành lại độc lập vào năm 1955. Áo tuyên bố trung lập về quân sự.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer khẳng định rằng nước này không có kế hoạch thay đổi tình trạng an ninh.
Ngày 16-5, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg tuyên bố rằng Áo không phải là thành viên NATO và cũng không có kế hoạch trở thành thành viên của khối trong tương lai gần.
Ông Schallenberg cho biết ông “hoàn toàn tôn trọng” các quyết định gia nhập NATO của chính quyền Helsinki và Stockholm, song nói thêm rằng đó “là quyết định của họ chứ không phải của chúng tôi”.
Tuy nhiên theo Thủ tướng Nehammer, tuyên bố rằng trung lập về quân sự không nhất thiết có nghĩa là trung lập về tinh thần. Theo đó, Áo đã lên án mạnh mẽ các hành động của Nga ở Ukraine.
Theo AP, quy chế trung lập của Ireland xưa nay vẫn khá mơ hồ. Thủ tướng Ireland - ông Micheal Martin hồi đầu năm đã nói về quan điểm của đất nước: “Chúng tôi không trung lập về chính trị, chúng tôi trung lập về quân sự”.
Cuộc chiến ở Ukraine đã mở ra cuộc tranh luận về ý nghĩa quy chế trung lập của Ireland. Ireland đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và gửi viện trợ phi sát thương tới Ukraine.
Ireland đã và đang tham gia vào các nhóm tác chiến của EU, một phần trong nỗ lực tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng quân sự của khối.
Hiến pháp của Malta nêu rõ quốc đảo Địa Trung Hải này chính thức theo quan điểm trung lập, do chính sách “không liên kết và từ chối tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự nào”. Một khảo sát của Bộ Ngoại giao Malta, được công bố hai tuần trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự, cho thấy phần lớn người tham gia khảo sát đều ủng hộ quan điểm trung lập của đất nước, chỉ 6% phản đối điều đó.
Tờ Times of Malta hôm 11-5 đưa tin rằng Tổng thống Ireland Michael Higgins, trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Malta, đã nhấn mạnh quan điểm trung lập “tích cực” và cùng với Tổng thống Malta George Vella lên án cuộc chiến ở Ukraine.
Các mối quan hệ giữa Cyprus và Mỹ đã phát triển đáng kể trong thập niên qua, song ý tưởng về việc nước này gia nhập NATO hiện vẫn chưa được bàn đến, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.
Ngày 14-5, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades cho biết hiện vẫn còn quá sớm để suy nghĩ về một động thái mà chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều người Cyprus, đặc biệt là những người thiên tả, tiếp tục chỉ trích NATO sau khi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công nước này vào giữa những năm 1970. Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO và liên minh đã không làm gì để ngăn cản hành động quân sự này, theo AP.
Theo AP, Cyprus muốn duy trì quy chế trung lập và đã cho phép các tàu chiến của Nga nhận tiếp tế tại các cảng của mình, mặc dù điều này đã bị đình chỉ sau khi cuộc xung đột Ukraine bắt đầu.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là hai tổ chức phương Tây dựa trên hiệp ước chính để hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Cả hai đều có trụ sở chính tại Brussels, Bỉ. Bản chất của họ khác nhau và họ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau: NATO là một tổ chức liên chính phủ thuần túy hoạt động như một liên minh quân sự với nhiệm vụ chính là thực hiện Điều 5 trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương về phòng thủ lãnh thổ tập thể. Mặt khác, EU là một thực thể một phần siêu quốc gia và một phần liên chính phủ tương tự như một liên minh[1][2] kéo theo sự hội nhập kinh tế và chính trị rộng rãi hơn. Không giống như NATO, EU theo đuổi chính sách đối ngoại theo đúng nghĩa của mình - dựa trên sự đồng thuận, và các nước thành viên đã trang bị cho khối này các công cụ trong lĩnh vực phòng thủ và quản lý khủng hoảng; cơ cấu Chính sách Quốc phòng và An ninh Chung (CSDP).
EU có 27 và NATO có 30 quốc gia thành viên - trong đó 21 quốc gia là thành viên của cả hai. Bốn thành viên NATO khác là các ứng viên EU - Albania, Montenegro, Bắc Macedonia và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai quốc gia khác — Iceland và Na Uy — đã chọn không vào EU, nhưng tham gia vào thị trường duy nhất của EU với tư cách là một phần của tư cách thành viên Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) của họ. Các thành viên của EU và NATO là khác nhau, và một số quốc gia thành viên EU theo truyền thống trung lập về các vấn đề quốc phòng. Một số quốc gia thành viên EU trước đây là thành viên của Hiệp ước Warsaw. Đan Mạch từ chối tham gia CSDP.[3]
EU có điều khoản bảo vệ lẫn nhau tương ứng tại Điều 42 (7) và 222 của Hiệp ước về Liên minh châu Âu (TEU) và Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU). Tuy nhiên, cơ cấu chỉ huy và kiểm soát của CSDP nhỏ hơn nhiều so với Cơ cấu chỉ huy của NATO (NCS) và mức độ mà CSDP sẽ phát triển để tạo thành một cánh tay phòng thủ đầy đủ cho EU có thể thực hiện điều khoản phòng vệ chung của EU. đúng là một quan điểm tranh cãi, và Vương quốc Anh (UK) đã phản đối điều này. Trước sự kiên quyết của Vương quốc Anh trong các cuộc đàm phán dẫn đến Hiệp ước Lisbon, Điều 42.2 của TEU cũng chỉ rõ rằng NATO sẽ là diễn đàn chính để thực hiện quyền tự vệ tập thể cho các quốc gia thành viên EU cũng là thành viên NATO.
Thỏa thuận Berlin Plus năm 2002 và Tuyên bố chung năm 2018 quy định sự hợp tác giữa EU và NATO, bao gồm cả việc các nguồn lực của NCS có thể được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ CSDP của EU.
Các nước thành viên chính thức của EU không phải thành viên NATO bao gồm:
Các nước không phải thành viên chính thức nhưng có tham gia chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU song không phải thành viên NATO bao gồm:
Các nước thành viên NATO nhưng không phải thành viên EU bao gồm: